Anh A là chủ một cửa hàng kinh doanh điện máy tại thành phố Buôn Ma Thuột, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên công việc kinh doanh của anh cũng không còn thuận lợi như trước. Vì áp lực tiền thuê mặt bằng nên anh quyết định chuyển cửa hàng ra xa trung tâm thành phố để tiết kiệm tiền và đảm bảo kinh doanh. Trong quá trình chuyển địa điểm, do sơ xuất anh đã làm mất tập hóa đơn của cửa hàng đang sử dụng. Anh A rất hoang mang và lo lằng về sự cố này. Bạn hãy cho biết pháp luật quy định
Anh A là chủ một cửa hàng kinh doanh điện máy tại thành phố Buôn Ma Thuột, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên công việc kinh doanh của anh cũng không còn thuận lợi như trước. Vì áp lực tiền thuê mặt bằng nên anh quyết định chuyển cửa hàng ra xa trung tâm thành phố để tiết kiệm tiền và đảm bảo kinh doanh. Trong quá trình chuyển địa điểm, do sơ xuất anh đã làm mất tập hóa đơn của cửa hàng đang sử dụng. Anh A rất hoang mang và lo lằng về sự cố này. Bạn hãy cho biết pháp luật quy định xử lý như thế nào đối với những trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn như trường hợp của anh A?
Trả lời:
Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thì tùy vào từng trường hợp và mức độ mà người vi phạm cũng sẽ phải chịu các hình thức xử lý từ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiến, với mức phạt cao nhất lên đến 8.000.000. Cụ thể, tại Điều 26, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý đối với hành vi vi phạm này như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;
- b) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
- b) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
- Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này do lỗi của bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.
Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.